Search
  • You have no bookmark.

Your Wishlist : 0 listings

Sign In

Biểu tượng cao quý và linh thiêng trong văn hóa Nhật Bản – Chim Hạc

Đặc điểm của loài hạc ( sếu sầu đỏ )

Chim hạc ( sếu sầu đỏ, hạc đầu đỏ ) được người dân Nhật Bản gọi là hạc Tancho là loài chim lớn và quý hiếm trên thế giới. Chữ “tan” trong từ Tancho có nghĩa là màu đỏ, chữ “cho” có nghĩa là chỏm lông trên đầu. Với chiều dài sải cánh lên đến 1,4m , bộ lông trắng thuần khiết cùng với chỏm lông đỏ trên đỉnh đầu, chim hạc là loại chim lớn nhất và là biểu tượng đẹp của đất nước mặt trời mọc.

Hạc Tancho là cái tên mang tính trang trọng. Thông thường, người Nhật gọi “tsuru” mỗi khi nhắc đến loài chim cao quý này. Vào tuổi trưởng thành, chúng kết bạn với nhau và không bao giờ rời xa nhau, nhưng khi một trong hai chết, con còn lại sống cô độc suốt đời. Vì vậy, hạc là biểu tượng của lòng thủy chung, son sắt, sự hòa hợp của cuộc sống vợ chồng.

Vòng đời của hạc thường 30~60 năm. Chúng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Từ xa xưa, nước Nhật và các nước phương Đông khác xem hạc là con vật linh thiêng biểu tượng cho sự trường thọ. Hạc còn là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí ở Nhật

Bên cạnh đó, hạc giấy còn là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp giấy Origami. Tại Nhật, người ta tin rằng, khi muốn cầu nguyện hoặc một điều ước về sức khỏe, quốc thái dân an, hòa bình thế giới thì sau khi gấp đủ 1000 con hạc giấy, điều ước ấy sẽ trở thành sự thật. Với niềm tin như thế góp phần cổ vũ ý chí kiên cường của con người

Chim hạc còn là biểu tượng của lòng biết ơn sâu sắc. Tương truyền, một ông lão nhân hậu gặp phải một con hạc đang mắc bẫy, ông đã giải thoát cho con vật đáng thương ấy, Không lâu sau , trong đêm tuyết rơi nặng hạt, có một cô gái xinh đẹp đến gõ cửa nhà của vợ chồng ông lão. Cô nói mình bị lạc đường nên muốn tá túc lại đây.

Hằng ngày cô gái tự giam mình trong phòng để dệt vải. Sau đó đưa cho vợ chồng ông lão đem đi bán. Không lâu sau, vợ chồng ông lão phát hiện cô gái ngày đêm dệt vải chính là con hạt ông lão đã cứu lúc trước. Nó từ biệt ông lão và bay về trời sau khi đã báo đáp ân tình bằng những thước vải được dệt từ những sợi lông mịn màng của nó.

Biểu tượng chim hạc còn được dùng để làm họa tiết trang trí trên những vật dụng khác:

  • Xuất hiện trên logo của hãng hàng không Japan Airlines
  • Bài Hanafuda cũng có hình con hạc
  • Phía sau tờ 1000 yên được trang trí bằng đôi hạc

Loài chim hạc rất đẹp và ý nghĩa với mỗi người chúng ta nói chung và người dân Nhật Bản nói riêng phải không nào? Nhưng hiện nay chúng ta đang dần bị tuyệt chủng bởi nạn săn bắt, cạn kiệt nguồn thức ăn, ô nhiễm môi trường….

Prev Post
"Chú mèo vẫy tay" ở Nhật
Next Post
Hòn đảo của loài mèo – Đảo Ashima

Add Comment

You must be logged in to post a comment.