Khái quát chung về cuộc sống ở Nhật Bản
Nhật Bản là một cường quốc phát triển về kinh tế , văn hóa con người ở đây cũng rất đa dạng . Khi sống tại đất nước này các bạn sẽ cảm thấy vô cùng an toàn và thoải mái ; con người sống rất lịch sự. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về cuộc sống ở Nhật để các bạn có thể tham khảo nhé!
1. Nhà ở
Đắt đỏ nhất ở Nhật Bản phải kể đến giá nhà ở. Tuy giá đất ở Nhật đã giảm nhiều kể từ khi nền kinh tế thổi phồng sụp đổ, theo những thống kê đầu năm 98, giá đất ở Tokyo và Osaka vẫn đắt nhất trên thế giới. Nếu muốn mua nhà ở thủ đô Tokyo với mức chi phí gấp 5 lần tổng thu nhập 1 năm, tức khoảng 260.000 đôla, thì phải tìm ở những nơi cách xa trung tâm Tokyo khoảng 60 km, và nơi đó đương nhiên là ngoại thành.
Muốn tìm nhà trong nội thành Tokyo thì có lẽ phải chuẩn bị 700.000 đôla trở lên. Trong bối cảnh như vậy, 60% hộ gia đình sống ở nhà mua và 40% còn lại sống ở nhà thuê. 35% hộ gia đình sống ở nhà tập thể, chung cư. Nếu chỉ tính vùng Tokyo thì hơn 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta áp dụng chế độ trả góp dài kỳ 20-30 năm, với mức trả góp mỗi tháng khoảng 750 đôla. Có một số công ty bất động sản cho phép áp dụng trả góp 100 năm.
Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người mua nhà trả góp. Thu nhập trong tương lai phải ổn định thì mọi người mới sẵn sàng mua nhà theo hình thức này. Nhưng hiện nay kinh tế Nhật Bản đang trì trệ nên sức mua nhà cũng giảm đi.
Thường du học sinh khi sang Nhật sẽ phải ở ký túc xá của trường trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Sau khi đã quen thuộc với cuộc sống sinh hoạt ở nơi đây rồi thì các bạn có thể chuyển ra ngoài sống. Khi đó các bạn có thể lựa chọn thuê nhà theo kiểu Nhật.
Ở đất nước Nhật Bản, trước khi vào ở các bạn phải đóng tiền đặt cọc nhà. Mức giá tiền đặt cọc sẽ tùy thuộc vào phòng mà bạn ở. Nếu phòng bạn thuê ở có đầy đủ đồ đạc thì tiền đặt cọc sẽ cao hơn so với phòng không có đồ đó nha.
2. Phương tiện đi lại
Phương tiện đi lại ở Nhật thì khá là thuận tiện, đặc biệt ở các thành phố lớn. Phương tiện đi lại chủ yếu của người Nhật là tàu điện, xe buýt và ô tô. Ở Nhật còn có một loại tàu đi rất nhanh đó là shinkansen.
Phần lớn người Nhật sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại: Họ đi bộ ra ga, lên tàu, xuống tàu ra khỏi ga và đi bộ tới trường hoặc nơi làm. Tàu điện tại Nhật chính xác từng phút. Điều này khác châu Âu hay Mỹ và tất nhiên là cả tàu hỏa của Việt Nam chúng ta (nơi tàu điện/ tàu hỏa có thể đến trễ hoặc bỏ chuyến). Một ngày trung bình người Nhật dành 1 giờ đến 3 giờ ngồi trên tàu để đi học và đi làm.
Ngoài ra ở các vùng quê có thể không tiện đi lại bằng tàu thì chúng ta có thể mua xe đạp để đi. Một điều lưu ý đối với các bạn du học sinh khi sang Nhật đó là nên mang giày thể thao sang vì bên đó chúng ta phải đi bộ khá nhiều.
3. Cuộc sống hàng ngày
Ngoài giờ đi học và đi làm, các bạn du học sinh cũng có thời gian thư giãn đi chơi với bạn bè. Ở Nhật thì có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đặc biệt là vào mùa hoa anh đào nở ở thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng tư. Và mùa lá đỏ cuối tháng 11 đầu tháng 12. Các bạn có thể rủ nhau đi ngắm cảnh và chụp ảnh. Vào mùa đông các bạn có thể đi tắm suối nước nóng osen ở Nhật cũng rất là thích.
4. Luật pháp Nhật Bản
Luật pháp Nhật cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ bạn đi xe đạp vượt qua đường và bị xe hơi đâm phải thì người bồi thường là bạn, chứ không phải xe hơi. Bạn có bị sao đi nữa thì cũng không có bất kỳ bồi thường nào. Cảnh sát Nhật làm việc cực kỳ mẫn cán, những vụ án xảy ra hàng chục năm vẫn dán ảnh nghi phạm khắp nơi. Ai giúp tóm được có thể nhận bồi thường hàng trăm ngàn tới hàng triệu Yên. Luật pháp minh bạch, nghiêm minh cũng là một nguyên nhân mà không ai dám phạm pháp.
Hay bạn đi thuê nhà cũng có luật thuê nhà riêng. Chủ nhà không dễ đuổi bạn đi. Họ muốn cho thuê nhà thì phải qua công ty bất động sản và công ty này phải có người có bằng cấp về bất động sản. Khi ký hợp đồng, bạn có quyền ở hết hợp đồng chứ họ không có quyền đuổi bạn đi. Tất nhiên, đưa tiền bồi thường cho bạn đi chỗ khác thì lại khác. Luật pháp Nhật còn quy định cặn kẽ cả việc đồ đạc xuống cấp theo thời gian thì người thuê không phải bồi thường. Nghĩa là, nếu bạn dán tấm poster lên tường và nó để lại vết trên đó, thì chủ nhà không có quyền yêu cầu bạn bồi thường. Họ yêu cầu bạn bồi thường là họ phạm luật.
Lái xe hơi cũng vậy, bạn mà tông phải ai đó thì nhiều khả năng là đi làm cả đời trả nợ. Cho nên ở Nhật không ai dám uống rượu lái xe cả. Đơn giản vì pháp luật rất nghiêm minh và mọi công dân phải bồi thường hậu quả họ gây ra. Nhiều bạn mới sang Nhật sẵn tính tư duy kiểu Việt Nam nên hồn nhiên vượt qua đường. Có người bị xe cán phải nằm viện tốn khá nhiều tiền. Tất nhiên là không được bồi thường gì cả.
Nếu phạm pháp thì chắc chắn sẽ khó thoát tội cho nên hầu như không ai phạm pháp cả.
- Tại sao ở Nhật ít trộm cắp, cướp giật?
Sẽ có nhiều người giải thích là đó là tính trọng danh dự của người Nhật nhưng tôi thấy đó chỉ là một phần. Chúng ta nên nhìn nó theo một khía cạnh hợp lý hơn, đó là khía cạnh kinh tế và pháp luật.
Nhật Bản là xã hội giàu có, nên tràn ngập hàng hóa. Giá cả hàng hóa so với thu nhập rẻ hơn Việt Nam rất nhiều. Ví dụ cùng một món đồ điện, điện tử, điện thoại, máy tính thì giá ở Nhật rẻ hơn VN chút (tầm 10%), nhưng thu nhập là 2400 USD so với 200 USD ở VN, tức là cao gấp 12 lần. Do đó, giá trị hàng hóa rất nhỏ. Dù có lấy hàng hóa thì cũng không thể nào sống dựa vào nó được.
Ở các xã hội giàu có như Nhật thì nhân công có giá cao. Ví dụ bạn đi làm mức lương bèo nhất cũng 800 yên/giờ, tức là 1 giờ đi làm bạn có thể mua 2 ký gạo hay 8 lít sữa rồi. Các dịch vụ tại Nhật sẽ có giá cao, chứ không phải hàng hóa. Thay vì bạn đi ăn cắp đồ và chẳng bán được mấy (thực tế là chẳng biết bán cho ai) thì bạn đi làm lao động chân tay ở nhà máy theo ngày cũng có thể kiếm được 10 ngàn yên (120 USD).
Add Comment
You must be logged in to post a comment.