Ngồi quỳ – nét văn hóa truyền thống lâu đời ở Nhật
>>> Xem thêm: Người Nhật không chấp nhận thất bại? Ý kiến của đa số luôn luôn đúng!?
Trong các ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản, sàn nhà là Tatami, là những tấm chiếu được đan bằng cói. Ở trong phòng, người ta để những chiếc nệm mỏng gọi là zabuton trên chiếc chiếu và ngồi quỳ lên trên.
Với phong tục tập quán của người Nhật thì ngồi quỳ là cách ngồi nghiêm chỉnh và tỏ ra tôn trọng với người đối diện, tuy nhiên nếu được sự cho phép thì có thể để chân ngồi thoải mái, với nam giới thì ngồi xếp bằng còn nữ giới thì ngồi dịch hông sang một bên hay ngồi quỳ như cũ.
Khi đến nhà ai đó và đợi trong phòng khách, khách ngồi quỳ rồi mà chủ nhà vào sau thì khách phải rời khỏi đệm ngồi rồi sau đó mới được cúi chào chủ nhà. Vị trí ngồi cao thấp đối với người Nhật cũng là vấn đề nhạy cảm. Trên đệm ngồi thì dù chỉ nhỉnh hơn vài phân nhưng cũng đã bị coi là ngồi cao hơn, và khi để mình vào vị trí cao hơn người khác sẽ bị coi là thất lễ.
Bên cạnh vấn đề cao thấp trong khi ngồi quỳ thì người Nhật còn rất chú ý đến thứ tự ngồi được gọi là kazima và shimoza (ngồi trên và ngồi dưới) và thứ tự ngồi được ngầm quy ước . Chỗ ngồi trên là chỗ xa cửa vào nhất trong phòng, nơi dành cho người bề trên hay khách . Khi đưa khách vào phòng thì phải mời khách ngồi chỗ trên, kế đến là người là người bề trên ngồi ở phía trong, rồi ngồi lần lượt theo thứ tự ra phía cửa.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, những nếp văn hóa trong sinh hoạt của người Nhật vẫn được tuân thủ nhưng đã có phần thoáng hơn . Trong xã hội ngày nay, với việc dùng bàn ghế thay chiếu trở nên phổ biến thì số trẻ em không ngồi quỳ được cũng tăng lên.
Add Comment
You must be logged in to post a comment.