Search
  • You have no bookmark.

Your Wishlist : 0 listings

Sign In

Người Nhật không chấp nhận thất bại?

Người Nhật thường bị cuốn theo suy nghĩ đám đông! Nếu đa số cho là “Đúng” vậy thì nó là “Đúng”

Ở Nhật Bản, mọi người thường coi trọng mối quan hệ tập thể hơn là cá nhân. Ví dụ, trong trường hợp phải đối mặt với một tình huống nhất định, nếu đại đa số mọi người cùng phản ứng theo một hành động thì hành động đó được xem là “hành động đúng”. Từ xa xưa, giáo dục Nhật Bản đã luôn đề cao hoạt động theo nhóm, vì thế những người không hành động giống như đám đông, tách rời khỏi đám đông sẽ bị gọi là “kusemono” (tạm dịch là: tên vô lại).

Nói cách khác, mặc dù thông tin sai lệch hoặc không đáng tin cậy nhưng nếu số đông cho rằng điều đó là đúng thì nghĩa là nó đúng. Đương nhiên, qua thời gian, những thông tin như thế sẽ được chọn lọc tự nhiên và chỉ còn lại những thông tin chính xác, thế nhưng vẫn có nhiều người Nhật được dạy dỗ từ nhỏ với tư tưởng rằng hành động theo đám đông là đúng đắn sẽ luôn cho rằng đa số là chính xác còn thiểu số thì không. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự toàn cầu hóa mà suy nghĩ này cũng dần được nhìn nhận lại nhưng khái niệm “Khác với mọi người là tốt” vẫn chưa thực sự phổ biến tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, một hình ảnh có lẽ không còn quá xa lạ ở đất nước Phù Tang đó là việc xếp hàng chờ đến lượt vào nhà hàng hay xếp hàng chờ thanh toán ở cửa hàng tiện lợi. Người Nhật luôn tuân thủ thứ tự và các quy tắc để những người xung quanh và ngay chính bản thân họ cảm thấy thoải mái nhất. Có lẽ tới đây bạn đã thấy được việc “Hành động theo đám đông” của người Nhật không chỉ có mặt tiêu cực mà cũng có cả những mặt tích cực đúng không nào?

Thay vì nói lên suy nghĩ của bản thân thì việc làm sao để đối phương nghĩ tốt về mình mới là đức tính tốt

Người Nhật dù ở bất kì tình huống nào cũng luôn để ý đến suy nghĩ của những người xung quanh, họ luôn cố gắng làm sao để không làm phiền người khác. Họ có một thói quen kì lạ là không làm phiền người khác và muốn được người khác nghĩ tốt về bản thân mình.

Trong tiếng Nhật điều này được gọi là “Tatemae” (tạm dịch là: khách sáo). Điều này nghĩa là người ta thường đề cao suy nghĩ của đối phương hơn so với suy nghĩ của bản thân, và luôn cố gắng thể hiện mình thật tốt trước đối phương ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải nói ra những điều mà bản thân bạn không hề nghĩ như vậy.

Từ trước đến nay, bản tính của người Nhật là ngại ngùng, họ có xu hướng rất khó để có thể làm thân được với người mới gặp lần đầu. Lý do là bởi họ luôn để ý đến sự khác biệt và suy nghĩ của đối phương cũng như không quá thích những mối quan hệ mở.

Người Nhật luôn cẩn trọng trong mọi tình huống? Lối suy nghĩ KHÔNG chấp nhận thất bại và ảnh hưởng của giáo dục cộng đồng

Ở Nhật Bản, người ta thường chia sẻ ý kiến và chuẩn bị kỹ lưỡng (đôi khi là quá mức) để mọi thứ có thể diễn ra một cách chính xác nhất. Điều này đương nhiên biến Nhật Bản trở thành một xã hội không có chỗ cho việc tha thứ với những sai lầm. Nguyên nhân của điều này là bởi trong khi giáo dục lối sống “coi trọng mối quan hệ tập thể”, người ta đã vô tình tạo nên lối suy nghĩ “sợ bản thân khác với những người khác”. Và điều này đã tạo nên đức tính tốt đẹp của người Nhật đó là luôn “hành động cẩn trọng”.

>>> Xem thêm: Những điều khiến bạn bất ngờ khi đến Nhật

Vậy thì ở Nhật, mỗi khi bạn mắc lỗi, chuyện gì sẽ xảy ra?

Ở Nhật Bản, dù bạn có mắc lỗi lớn hay nhỏ thì mọi “thất bại” đều “xấu”. Chính những tin đồn về tập quán không được mắc quá nhiều sai lầm mà có những người gọi Nhật Bản là “Xã hội không có cơ hội thứ hai”.

Ngay cả trong công việc cũng vậy. Dù lỗi sai có lớn hay nhỏ, người Nhật cũng đều tìm hiểu kĩ xem nguyên nhân tại sao và truy cứu trách nhiệm của người mắc lỗi. Người Nhật thường có xu hướng tìm hiểu “nguyên nhân gây ra sai sót” đó hơn là hướng đến tương lai và tìm giải pháp xem “Chúng ta phải làm sao?”

Bên cạnh đó, các công ty ở Nhật khi áp dụng một mô hình kinh doanh nào đó mới thường rất dễ bị đổ bể, hoặc ngay cả khi họ có thành công đi chăng nữa thì cũng không được dư luận để ý đến bằng lúc họ gặp thất bại. Việc đánh giá kĩ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc kinh doanh nào đó của người Nhật có khi tốn đến hàng năm trời. Chính bởi thế mà người ta thường nói xã hội Nhật là một xã hội “khó tiếp nhận những cái mới”.

Tính độc quyền? Giá trị quan mang tính chất bảo thủ được tạo nên bởi giáo dục và cơ cấu xã hội Nhật Bản

Người Nhật thường hành động theo số đông, coi những thất bại là điều không tốt và luôn cố gắng để mọi việc đều được diễn ra một cách suôn sẻ, chính điều đó đã sinh ra lối suy nghĩ “độc quyền” và “bảo thủ” – không tiếp nhận những thứ đến từ “nước ngoài”. Nói chính xác hơn là họ vẫn du nhập rất nhiều “thứ, đồ” từ nước ngoài nhưng lại “tách biệt” với “người nước ngoài”.

Tuy nhiên, đối với người nước ngoài thì họ lại có xu hướng tách biệt. Ví dụ cụ thể và dễ hiểu nhất ở đây có thể nói đến việc người nước ngoài nếu muốn cư trú tại Nhật đều phải trải qua những bước xét duyệt nghiêm ngặt. Có rất nhiều những khu nhà mà cho dù bạn là ai, làm công việc gì, tính cách thế nào thì bạn cũng sẽ bị “từ chối” vì đơn giản “bạn là người nước ngoài”. Tất nhiên, Nhật Bản có nhiều quy định riêng so với các quốc gia khác trên thế giới, cũng có những người không tuân theo những quy định chỉ có tại đất nước này, thế nhưng chúng ta không thể phủ định rằng về cơ bản có rất nhiều những căn hộ ở Nhật không cho người nước ngoài thuê, hoặc họ sẽ bị từ chối với lý do “là người nước ngoài” dù đã trải qua rất nhiều bước xét duyệt xem có được vào ở hay không.

Nếu như ngày nay, việc có thêm người nước ngoài được cho là rất tốt khi tạo nên áp lực bên ngoài, phần nào xóa bỏ đi sự những áp lực đồng điệu hay những quan niệm bảo thủ đặc trưng của người Nhật. Thế nhưng, người Nhật lại không nghĩ vậy. Họ cảm nhận được mối nguy hại khi người nước ngoài đến Nhật Bản, với suy nghĩ “Đừng thay đổi cách làm của chúng tôi”, họ luôn nhấn mạnh việc “Những ai không tuân thủ quy định mà người Nhật đang thực hiện (những người không làm theo tập thể) đều là không đúng”.

Prev Post
Vì sao máy bán hàng tự động lại phổ biến tại Nhật Bản?
Next Post
Có thể bạn chưa biết về chiếu Tatami

Add Comment

You must be logged in to post a comment.