Văn hóa ứng xử của người Nhật – Bộ quy tắc Edo Shigusa
>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xin visa du học từng bước
Sự nhường nhịn
- Nghiêng ô, khép ô khi đi ngang qua người khác. Người Nhật luôn cẩn trọng trong việc sử dụng ô một cách khéo léo. Không gây phiền cho người gần bên.
- Khép vai để tránh đụng đối phương. Từ ý thức e ngại bản thân gây phiền phức cho đối phương. Khi đi đường hẹp, mỗi cá nhân sẽ tự khép vai, nghiêng mình lại nhường cho hai bên không chạm vào nhau mà vẫn đi qua dễ dàng.
- Nhích vào nhường 1 phần chỗ. Khi đi tàu điện hay xe bus, những người ngồi trước khi thấy hành khách tiếp theo bước vào. Họ sẽ nhích vào từng chút để tạo khoảng trống đủ cho người khách có thể ngồi cùng. Họ ý thức được sự nhường nhịn để người khác cũng có một cơ hội như mình.
Trong giao tiếp với đối phương
- Giáo lý 3 không. Khi nói chuyện với đối phương, không nên hỏi tuổi tác, địa vị và nghề nghiệp. Thời Edo, có thể đoán được đối phương thông qua cách ăn mặc, bới tóc. Vì vậy, trong Edo Shigusa việc hỏi nghề nghiệp hay tuổi tác, địa vị là hành động khiếm nhã, thiếu tế nhị.
- Xin lỗi mặc dù bản thân không sai. Người Nhật sẽ lên tiếng xin lỗi trước cho dù có bị đối phương làm hại ( vô tình bị dẫm vào chân, hay va đổ đồ..). Họ cho rằng nếu mình xin lỗi và nhận bản thân bất cẩn trước thì câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Giúp đối phương đỡ ngại ngùng.
- Quy tắc kẻ trộm thời gian. Người Nhật có câu “Kẻ cắp thời gian mang tội tương đương ăn cắp 10 lượng vàng”. Họ xem việc đến thăm đường đột không báo trước, hoặc đến trễ hẹn làm mất thời gian của đối phương là không được chấp nhận. Mượn tiền thì có thể trả lại, nhưng thời gian thì không thể quay lại.
Sự tôn trọng với đối phương trong bộ quy tắc Edo Shigusa
- Chia đường đi theo tỉ lệ 3:7. Khi trên đường vắng cũng không đi giữa đường, mà chỉ đi ở khoảng 3 phần đường. Để lại 7 phần đường phòng khi có sự cố khẩn cấp người khác có thể dùng. Điều này trở thành nếp sống hàng ngày của mọi người Nhật Bản.
- Quy tắc khi phản đối. Không sử dụng các liên từ đối ngược “nhưng mà” “tuy nhiên” để phản đối một vấn đề. Việc tuân theo lệnh của cấp trên, bậc tiền bối được cho là sự biểu hiện trưởng thành.
- Chỉ “Vâng” một lần duy nhất. Khi đối đáp với đối phương, người Nhật thường chỉ trả lời “vâng” bằng một tiếp đáp mà không lặp lại nhiều lần. Đối với họ, sự trả lời lặp từ liên tục “vâng” là thể hiện thái độ bất lịch sự và không chuyên nghiệp trong giao tiếp.
Quy tắc ứng dụng cụ thể trong doanh nghiệp
- Người Nhật tối kỵ việc nói được mà không làm được. Người ta nói rằng điều quan trọng là giải quyết được vấn đề bằng hành động hơn là nói. Tức là việc bạn nghĩ tương tự với bạn hành động và hãy cho nó phát triển khi bạn thực hiện.
- Giác quan thứ 6. Người Nhật có câu “Nuôi dưỡng giác quan thứ 6, làm hiệu quả giác quan thứ 6”. Họ luôn nỗ lực không ngừng để vận dụng các giác quan cảm nhận đối phương và luôn dự cảm mọi vấn đề bằng chính cảm nhận của họ.
- Ứng phó kịp thời. Điều cần thiết cho một người doanh nhân là luôn giải quyết, ứng phó tình huống trong từng trường hợp với thái độ mềm mỏng.
Add Comment
You must be logged in to post a comment.